Đây là trang lưu trữ của Luật Khoa và không còn được cập nhật.
Connect with us

Vụ án

Kỳ 10 – Án lệ thứ 40: Một Quan Tòa đã đánh bại chế độ nô lệ như thế nào?

Published

on

Nam Quỳnh (dịch)

Lời giới thiệu:

Dự án Rightsinfo do luật sư tranh tụng chuyên về nhân quyền Adam Wagner thành lập ngày 22 tháng 04 năm 2015 với mục đích truyền bá kiến thức về nhân quyền tại Anh.

Loạt bài 50 Án Lệ Nhân Quyền Làm Thay Đổi Vương Quốc Anh là một trong những sản phẩm đặc sắc nhất của trang này.

Kỳ trước:

Kỳ 1 – Án lệ thứ 50: Mời lên máy bay nào, miễn Bạn không phải là người Di Gan!

Kỳ 2 – Án lệ thứ 49: Chúng tôi là một gia đình, hãy trả con lại cho tôi!

Kỳ 3 – Án lệ thứ 48: Bà ta nhảy xổ vào một đoàn tàu đang chạy. Bệnh viện đáng ra đã phải làm nhiều hơn thế

Kỳ 4 – Án lệ thứ 47: Họ đã phạm sai lầm, nhưng không phải ai cũng cần biết điều đó

Kỳ 5 : Án lệ thứ 46 – Vứt chìa khóa

Kỳ 6 – Án lệ thứ 45: Ta biết điều tốt nhất cho con

Kỳ 7 – Án lệ thứ 44: Hãy chứng minh tôi điên

Kỳ 8 – Án lệ thứ 43: Cái Chết Của Tôi, Lựa Chọn Của Tôi

Kỳ 9 – Án lệ thứ 42: Khi cảnh sát không làm gì cả

 

Án lệ thứ 40: Một Quan Tòa đã đánh bại chế độ nô lệ như thế nào?

Đó là vào năm 1769. Đế chế Anh đang được mở rộng, thương mại phát triển và luật sư không chỉ là những người duy nhất đội tóc giả. Buôn bán nô lệ là một phần tất yếu và ăn tiền trong các hoạt động bóc lột kinh tế thuộc địa. Một người nô lệ Nam Phi được mua bởi một nhân viên hải quan giàu có ở Boston và được mang trở lại Anh quốc, nơi người nô lệ được làm lễ rửa tội nhập đạo. Mọi thứ chỉ bình thường cho đến lúc đó. Người nô lệ tên James Somerset và anh ta chuẩn bị làm thay đổi lịch sử.

Chánh tòa Công Lý William Murray. Ảnh: BBC

Somerset trốn thoát vào năm 1771 nhưng bị bắt lại và cầm tù trên một chiếc thuyền. Ba người cha đỡ đầu đã làm lễ rửa tội cho Somerset khởi kiện vụ việc, cáo buộc việc bắt giam Somerset mà không thông qua xét xử là vi phạm luật pháp.

Đây là một thách thức chưa từng có chống lại việc đối xử với nô lệ và đã gây tiếng vang lớn với báo giới. Nhiều người dân tổ chức quyên tiền ủng hộ cho luật sư của cả hai bên của vụ việc, khiến nó càng trở nên gay cấn hơn.

Quan tòa, Thượng nghị sỹ Mansfield, Chánh Tòa Công Lý William Murray, quyết định rằng không một ai có thể bị tống khứ khỏi Anh quốc trái ý muốn của anh ta, cho dù anh ta có là nô lệ hay không. Không chỉ vậy, ngài quan tòa còn tuyên bố: việc chiếm hữu nô lệ – xem con người như hàng hóa – không có cơ sở dựa trên luật pháp Anh.

Đây là một án lệ mang tính cách mạng. Với cái nhìn toàn cảnh của hiện tại, có thể thấy sức mạnh của nó nằm ở cách mà nó được sử dụng trong các thập kỷ tiếp theo sau đó. Án lệ dần được diễn giải là có ý nghĩa rằng “trên đất Anh, không ai là nô lệ”, cung cấp một lực đẩy cho phong trào giải phóng nô lệ.

Án lệ này là một bước ngoặt trong tiến trình tiến tới việc chính thức giải trừ việc mua bán nô lệ vào năm 1807, và tới nay vẫn là một phần nền tảng trong công việc bài trừ nạn nô lệ thời hiện đại.

Câu chuyện nói trên chỉ là tóm gọn quyết định của Tòa. Bạn có thể đọc quyết định đó ở đây: http://www.commonlii.org/int/cases/EngR/1772/57.pdf

Nguồn:How a judge defeated odious slavery