Mậu Thân và Công pháp – Kỳ 1: Tính chính danh của miền Bắc

Mậu Thân và Công pháp – Kỳ 1: Tính chính danh của miền Bắc
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bí thư thứ nhất Lê Duẩn cùng các thành viên trong Bộ Chính trị họp bàn và ra nghị quyết về “Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa” vào dịp Tết Mậu Thân 1968 (Hà Nội ngày 28/12/1967). Ảnh: VietNamNet.

Trận chiến Tết Mậu Thân năm 1968 cho đến nay vẫn là một trong những đề tài gây chia rẽ nhất trong cộng đồng người Việt Nam trong và ngoài nước. Trong loạt bài này, tôi sẽ bàn đến trận chiến dưới góc độ công pháp quốc tế, và do vậy, rất có thể sẽ xúc phạm đến niềm tin chính trị riêng của người đọc.

Loạt bài được chia làm bốn phần. Ba phần đầu sẽ dành để bàn về tính chính danh của các bên tham chiến, gồm Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Việt Nam Cộng hoà, và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Phần cuối sẽ bàn về tính chất pháp lý của các diễn biến trong trận chiến.

Tính chính danh, hay nói đúng hơn là vị trí pháp lý (legal status) của từng thế lực chính trị Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1945 đến 1968 là thành tố căn bản nhất để bắt đầu các cuộc đối thoại học thuật nghiêm túc liên quan đến tính pháp lý quốc tế của trận Tết Mậu Thân (thường được biết đến với tên tiếng Anh là Tet Offensive) nói riêng, và chiến tranh Đông Đương – chiến tranh Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, đây cũng là công đoạn khó khăn nhất, vì bất kỳ quan điểm nào đưa ra cũng sẽ bị bên kia phản bác.

Kỳ 1 của loạt bài này bàn về tính chính danh của miền Bắc – tức Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

***

Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH), tiền thân của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, là một đối tượng có các lập luận tương đối mạnh mẽ để biện hộ cho tính chính danh của mình. Ở đây, tôi tóm tắt lại ba điểm chính yếu.

1. Hoàng đế Bảo Đại thoái vị
Cựu hoàng Bảo Đại (phải) trong vai trò cố vấn tối cao của chính phủ Hồ Chí Minh, năm 1945. Ảnh: Henri Estirac.

Người trị vì cuối cùng của triều Nguyễn, Bảo Đại, đã thoái vị và chính thức trao lại quyền đại diện một Việt Nam thống nhất cho Việt Nam Độc lập Đồng minh hội (Việt Minh) vào ngày 30/8/1945. Ông Hồ Chí Minh đúng là có vai trò quan trọng trong Việt Minh và sau đó là chính phủ VNDCCH. Việc ông từng mời tân công dân Vĩnh Thụy làm cố vấn tối cao cho chính phủ lâm thời giai đoạn này cũng đều được nhiều phía công nhận.

Việc Bảo Đại thoái vị và trao “ấn kiếm” cho chính phủ VNDCCH thường được xem là một trong những bước đầu tiên tạo nên tính chính danh cho chính phủ này.

Đăng ký để đọc tiếp

Đăng ký ngay để đọc toàn văn bài viết này và truy cập tất cả các bài dành cho thành viên miễn phí (gói Free).

Đăng ký
Đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.